Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 06:45 AM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 7,193
Số liệu bi quan về nền kinh tế Đức gây sức ép lên đồng euro
Đồng euro. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong phiên giao dịch ngày 26/8, tại thị trường châu Á, đồng euro giao dịch quanh mốc 1,32 USD/euro, trước số liệu bi quan về kinh tế Đức và dấu hiệu cho thấy Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể tung ra các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Chiều cùng ngày, tại Tokyo, đồng euro giữ ở mức 1,3201 USD/euro và 137,12 yen/euro so với 1,3193 USD/euro và 137,23 yen/euro trong phiên trước tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu này đã có thời điểm rơi xuống 1,3178 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2013. Trong khi đó, đồng USD giảm xuống 103,85 yen/USD, so với mức 104,01 yen/USD phiên trước.
Theo các nhà giao dịch, đồng euro yếu đi, sau số liệu thống kê cho thấy chỉ số lòng tin doanh nghiệp tại Đức (do viện Ifo công bố) giảm từ 108 điểm trong tháng 7/2014 xuống 106,3 điểm trong tháng 8/2014, mức thấp nhất trong 13 tháng, đồng thời ghi dấu tháng giảm thứ tư liên tiếp.
National Australia Bank nhận định thông tin đáng thất vọng về kinh tế Đức đã đánh tụt giá trị đồng euro.
Thêm vào đó, đồng euro còn chịu sức ép từ bình luận của Chủ tịch ECB, Mario Draghi, rằng trong trường hợp cần thiết, ngân hàng này sẵn sàng hành động để tạo đà hồi phục tăng trưởng hiện còn yếu tại châu Âu.
Cũng trong phiên 26/8 tại Tokyo, đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có đồng SGD của Singapore, đồng baht của Thái Lan, đồng rupiah của Indonesia, đồng won của Hàn Quốc, đồng peso của Philippines và đồng TWD của Đài Loan (Trung Quốc)./.
Theo vietnamplus.vnCác chủ đề cùng chuyên mục:
- Đồng USD tăng giá trước thềm cuộc họp chính sách của Fed
- Nhân dân tệ vào SDR: Kịch bản bất lợi với kinh tế Việt Nam
- 10 quốc gia Eurozone cam kết áp dụng thuế giao dịch tài chính
- Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chạm "đáy" trong gần 3 năm
- Fed: Hoạt động cho vay tiêu dùng tháng 10/2015 tại Mỹ tăng
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế thay đổi chính sách cho vay với các nước
- Tỷ lệ lạm phát ở Brazil ở mức cao nhất trong vòng 12 năm qua
- Kéo dài cho vay ngoại tệ để sản xuất kinh doanh đến hết quý 1/2016
- Tham gia cơ cấu lại ngân hàng yếu kém được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên mức lãi suất cơ bản