Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 06:29 AM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 7,193
S&P: Ngân hàng Hồi giáo nỗ lực mở rộng thị phần tại vùng Vịnh
Ảnh minh họa. (Nguồn: thetimes.co.uk)
Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) vừa nói rằng các ngân hàng Hồi giáo dự kiến sẽ nâng thị phần của họ tại các nước vùng Vịnh giàu dầu mỏ lên gần 30% trong vòng 5 năm tới.
Chuyên gia phân tích Timucin Engin thuộc S&P nói: 'Chúng tôi cho rằng thị phần của các ngân hàng Hồi giáo trong hệ thống ngân hàng của các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) có thể tăng từ khoảng 25% hiện tại lên 30% những năm tới.'
S&P dự kiến tổng giá trị tài sản của hệ thống ngân hàng GCC, bao gồm cả các ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng thông thường, sẽ tăng tăng lên 2.000 tỷ USD vào cuối năm 2015, từ mức 1.700 tỷ USD vào cuối năm 2013.
Tuy nhiên, vị thế vững chắc của hệ thống ngân hàng thông thường trong khu vực có thể cản trở sự phát triển nhanh chóng của các ngân hàng Hồi giáo cũng như mục tiêu mở rộng thị phần của họ.
GCC - hiện gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và United Arab Emirates (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất) - đang là một trong những thị trường ngân hàng Hồi giáo lớn nhất thế giới.
S&P dự kiến trong vài năm tới, các ngân hàng Hồi giáo sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn các ngân hàng thông thường, nhất là tại Qatar và Saudi Arabia, nơi hoạt động tín dụng trong nước được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhất./.
Theo vietnamplus.vnCác chủ đề cùng chuyên mục:
- Đồng USD tăng giá trước thềm cuộc họp chính sách của Fed
- Nhân dân tệ vào SDR: Kịch bản bất lợi với kinh tế Việt Nam
- 10 quốc gia Eurozone cam kết áp dụng thuế giao dịch tài chính
- Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chạm "đáy" trong gần 3 năm
- Fed: Hoạt động cho vay tiêu dùng tháng 10/2015 tại Mỹ tăng
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế thay đổi chính sách cho vay với các nước
- Tỷ lệ lạm phát ở Brazil ở mức cao nhất trong vòng 12 năm qua
- Kéo dài cho vay ngoại tệ để sản xuất kinh doanh đến hết quý 1/2016
- Tham gia cơ cấu lại ngân hàng yếu kém được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên mức lãi suất cơ bản