Trong bối cảnh nguy cơ vỡ
nợ của Mỹ ngày một cận kề, các quan chức của Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (Fed) đang lên các kế hoạch khẩn cấp nhằm đối phó với tình trạng vỡ nợ,
nếu Quốc hội Mỹ vẫn không đạt đồng thuận nâng trần nợ.



Nợ của Mỹ dự kiến sẽ kịch trần 16.700 tỷ USD vào ngày 17/10 tới, song triển vọng
cho một thỏa thuận chung giữa các nhà lập pháp Mỹ vẫn khá 'xa vời'.



Hiện nay, các quan chức đang xem xét giải pháp nào có thể làm 'yên lòng' các thị
trường tài chính nếu tình trạng vỡ nợ xảy ra. Chi tiết của kế hoạch vẫn chưa
được công bố, song một nguồn tin cho biết điểm mấu chốt trong kế hoạch là tập
trung vào thị trường mua đi bán lại (repo), nơi các ngân hàng thường sử dụng
trái phiếu chính phủ, các giấy tờ có giá như là tài sản thế chấp để nhận được
các khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng khác và từ các quỹ tài chính lớn.



Tuy nhiên, các quan chức trên nhấn mạnh rằng Mỹ không có cách nào tránh được vỡ
nợ, nếu trần nợ không được nâng lên và kế hoạch của họ chỉ phần nào làm dịu bớt
tác động của tình trạng vỡ nợ, vốn được đánh giá là một 'thảm họa.'



Trong một thông tin có liên quan, biên bản cuộc họp gần đây nhất của Fed cho
thấy cơ quan này vẫn giữ xu hướng thu hẹp chương trình nới lỏng định lượng (QE3)
trong năm nay, bất chấp quyết định giữ nguyên QE hồi tháng Chín vừa qua.



Theo biên bản trên, trước các số liệu kinh tế trái chiều trong thời gian gần
đây, cộng thêm sự bế tắc về vấn đề ngân sách, một số quan chức của Fed muốn chờ
thêm những dấu hiệu khả quan khác.



Paul Edelstein, Giám đốc tài chính tại IHS Global Insight, nhận định nếu vấn đề
ngân sách tại Mỹ được giải quyết, Fed sẽ 'ra tay' rút lại QE3. Song, chuyên gia
này cảnh báo Fed có thể vẫn chưa nhận được đủ thông tin để đưa ra quyết định
trong cuộc họp vào ngày 29-30/10 tới, đặc biệt là khi số liệu về thị trường việc
làm vẫn bị trì hoãn trong việc công bố./.





Theo vietnamplus.vn

Các chủ đề cùng chuyên mục: