-
ADB: Các SME châu Á cần nguồn tài chính phi ngân hàng
Một cửa hàng ở Ngân Xuyên, Trung Quốc. Ảnh minh họa. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 4/4 đã công bố một báo cáo nghiên cứu trong đó nhấn mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) - xương sống của nền kinh tế châu Á - cần có và được tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn đối với các nguồn tài chính để phát triển và tạo việc làm cho khu vực.
Phóng viên TTXVN tại Jakarta (Indonesia) dẫn lời Phó trưởng Văn phòng Hội nhập kinh tế khu vực của ADB, Noritaka Akamatsu cho biết hầu hết các SME châu Á đang phải đối mặt với khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ hoạt động, cũng như nguồn vốn cần thiết cho phát triển.
Hơn nữa, các SME phải cạnh tranh vay vốn ngân hàng với các doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp nhà nước, thậm chí còn không được ngân hàng cho vay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Do đó, ông Noritaka Akamatsu lưu ý rằng ngoài ngân hàng, các SME còn cần được tiếp cận được rộng rãi hơn với các nguồn tài chính khác, bao gồm cả thị trường vốn, để phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Tuy nhiều chính phủ đã phát triển các khung chính sách toàn diện để thúc đẩy SME phát triển, song hầu hết các biện pháp đều tập trung vào việc giúp các SME được vay vốn từ các ngân hàng, như các chương trình bảo lãnh tín dụng công ở Indonesia và Thái Lan, cải cách giao dịch được bảo lãnh trong khu vực Thái Bình Dương, tái cấp vốn ở Bangladesh và Malaysia, hay cho vay bắt buộc ở Philippines.
Trong khi đó, chẳng hạn tại Trung Quốc, các SME - đóng góp 50% doanh thu thuế, 60% GDP và 80% việc làm ở đô thị - đã có thể tiếp cận nguồn vốn thông qua thị trường chứng khoán SME ở Thâm Quyến (Shenzhen), công cụ trái phiếu SME hay các quỹ tín dụng vi mô.
ADB nhấn mạnh rằng ngoài việc đưa nguồn vốn phi tài chính vào các chính sách quốc gia, các nước châu Á cần trước hết tăng cường sử dụng nguồn tài chính trên cơ sở tài sản và các công cụ thị trường vốn.
Được định nghĩa khác nhau ở các nước khác nhau, nhưng SME được nhìn nhận chung là một cơ sơ sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ với số lượng lao động ít và tài sản không đáng kể, hiện chiếm tới 98% tổng số các doanh nghiệp, tạo việc làm cho 66% lực lượng lao động ở châu Á, song mới chỉ chiếm 38% GDP khu vực.
Điều này cho thấy chính phủ các nước châu Á cần và có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua phát triển các SME.
Dựa trên dữ liệu về SME tại 14 quốc gia trong khu vực, nghiên cứu của ADB còn chỉ ra rằng khi nền kinh tế thế giới ngày càng liên kết thì các SME, một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp, cần được tiếp cận hơn nữa với các nguồn tài chính thương mại, chuỗi cung ứng, và các mô hình tài trợ sáng tạo cho phép họ mở rộng kinh doanh trên toàn cầu.
Báo cáo nghiên cứu nói trên của ADB được công bố đồng thời với một nghiên cứu khác về tiếp cận tài chính cho các SME do ADB và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phối hợp thực hiện, trên cơ sở các bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay của châu Âu./.
Theo vietnamplus.vn
Các chủ đề cùng chuyên mục:
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Căn hộ cao cấp Phú Đông Smart City đầu tư bởi Phú Đông Group ưu đãi tốt nhất kênh sinh lợi tại trục đường chính. Phú Đông Smart City giagocchudautu.com ưu đãi tốt nhất sống văn minh tầm nhìn rộng...
Căn hộ Phú Đông Smart City không...