-
Sản xuất-Điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam
Sản xuất chi tiết máy tại Công ty TNHH Chế tạo máy EBA (Nhật Bản) trong khu công nghiệp Nomura. (Ảnh: TTXVN)
Do chỉ số PMI của tháng Tư tăng kỷ lục nên HSBC Việt Nam cho rằng lĩnh vực sản xuất sẽ là điểm sáng chính yếu đối với nền kinh tế Việt Nam.
Đơn hàng nước ngoài tăng
Ngân hàng HSBC Việt Nam và Công ty Markit Economics vừa công bố Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đã tăng mạnh từ mức 51,3 điểm trong tháng 3 lên 53,1 điểm trong tháng 4. Đây là lần đầu tiên chỉ số này đạt mức trên kể từ khi bắt đầu được công bố từ tháng 5/2012.
Báo cáo của HSBC cho biết lĩnh vực sản xuất tiếp tục đà cải thiện mạnh, số đơn đặt hàng mới tăng cao.
Theo đó, số đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ 2 liên tiếp với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay. Số đơn hàng mới từ nước ngoài cũng tăng kỷ lục trong tháng qua. Nhờ đó, sản lượng sản xuất của Việt Nam cũng tăng tháng thứ 7 liên tiếp với tốc độ nhanh thứ hai từ trước đến nay, chỉ sau đà tăng trưởng trong tháng 4/2011.
Các chuyên gia của HSBC cho biết, đơn đặt hàng tăng trong hai tháng qua chủ yếu từ Mỹ và các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu.
'Sản lượng tăng mạnh trong quý I và sang cả quý II/2014 khi các giải pháp trong những tháng đầu năm đã làm giảm đáng kể lượng hàng tồn kho. Với đơn đặt hàng mới tăng cao, các nhà sản xuất đã phải tăng hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu,' báo cáo nhấn mạnh.
Xuất khẩu hàng dệt may, giày dép và phụ kiện di động tăng so với năm ngoái và sẽ còn có kết quả tốt hơn trong nửa sau năm 2014 khi hoạt động đầu tư mới bắt đầu đưa vào vận hành. Cùng với hàng hóa sản xuất, một số mặt hàng nông nghiệp cũng được lợi từ giá cả hàng hóa quốc tế ngày càng tăng cao. Tuy nhiên giá đầu vào cũng gia tăng khi các doanh nghiệp thông báo chi phí vận chuyển cao hơn.
Theo bà Trịnh Nguyễn, chuyên viên kinh tế phụ trách khu vực châu Á của HSBC, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh và sự cải thiện của lĩnh vực này sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu trong nước. Đà phục hồi mạnh của sản lượng, số đơn đặt hàng mới và số đơn hàng xuất khẩu mới cũng như việc làm là rất cần thiết để đẩy lùi tình trạng ảm đạm trong nước.
'Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng GDP sẽ từ mức 5,4% trong năm 2013 lên 5,6% trong năm nay. Phần lớn đà tăng trưởng này sẽ bắt nguồn từ lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong bối cảnh lĩnh vực xây dựng và nông nghiệp vẫn còn trì trệ,” bà Trịnh Nguyễn cho biết.
Cầu nội địa phục hồi
HSBC cũng công bố báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô. Theo đó, Ngân hàng này cho rằng vẫn còn nhiều lý do để lạc quan về triển vọng phát triển trung hạn của Việt Nam.
Tính hiệu quả trong một số lĩnh vực đã được cải thiện ví dụ như giá cả đang dần được tự do hóa để khuyến khích sản xuất và giảm thiểu những tổn thất ở một vài lĩnh vực như điện lực. Các dự án đầu tư công phù phiếm sẽ được thay bằng những dự án có mục tiêu rõ ràng hơn.
Trong ngắn hạn, HSBC kỳ vọng lĩnh vực sản xuất sẽ phát triển nhờ vào sự hỗ trợ của nhu cầu nước ngoài được cải thiện và hoạt động đầu tư ngày càng tăng. Nhu cầu nội địa cũng sẽ phục hồi khi tăng trưởng tín dụng tăng.
Đối với lạm phát, các chuyên gia của HSBC cho rằng, chỉ số lạm phát toàn phần đã tăng nhẹ trong tháng Tư so với tháng trước nhưng vẫn còn rất thấp nếu so sánh với mức trung bình của lịch sử.
'Ngay cả khi hoạt động trong nước phục hồi nhờ vào các biện pháp như giảm lãi suất huy động và lãi suất trên thị trường mở OMO để kích thích tăng trưởng cho vay, lạm phát toàn phần cũng chỉ tăng rất nhẹ từ nay đến hết năm. Và với giả định chi phí dịch vụ xã hội và giá điện lực sẽ tăng thêm trong tháng Tám và tháng Chín, chúng tôi vẫn cho rằng lạm phát năm nay cũng sẽ dừng lại ở mức 5,6% so với năm ngoái. Giá thực phẩm cũng sẽ chỉ tăng nhẹ khi giá gạo ước đoán sẽ thấp,' các chuyên gia nhấn mạnh.
Theo báo cáo, lĩnh vực sản xuất sẽ là điểm sáng chính yếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) cũng như Hiệp định thương mại tự do EU vẫn còn đang trong quá trình thương thảo. Các mức thuế suất đối với một số mặt hàng trọng yếu của Việt Nam như may mặc và dệt sẽ giảm ở một số thị trường quan trọng như Mỹ và EU nếu như các cuộc đàm phán này diễn ra thành công
Bên cạnh đó, cũng theo HSBC, những cuộc thảo luận về các vấn đề phi thuế quan, bao gồm cải tạo cơ sở hạ tầng, giảm thiểu các biện pháp hành chính phức tạp, tổ chức lại chuỗi cung ứng cho các ngành như gạo, dệt may và tăng sản lượng sản xuất năng lượng bằng cách tự do hóa giá cả là những hứa hẹn đáng giá nhất cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
Giải quyết những vấn đề này sẽ giúp Việt Nam thay đổi năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong tương lai. Ðiều này sẽ đến chỉ khi Việt Nam có thể thay thế các mặt hàng xuất khẩu thô, chất lượng thấp và những mặt hàng sản xuất có giá trị gia tăng thấp bằng những sản phẩm chế biến và có chất lượng cao./.
Theo vietnamplus.vn
Các chủ đề cùng chuyên mục:
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Căn hộ dự án Bcons Green View Bình Dương được xây dựng bởi Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản Phú Mỹ Hiệp thích hợp cuộc sống đầu tư lớn bàn giao cao cấp. Bcons Green View Bình Dương thích hợp cuộc sống...
Dự án Bcons Green View Bình Dương...