Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 06:54 AM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 7,193
Nga đề xuất thành lập ngân hàng phát triển của khối SCO
Lãnh đạo các nước thành viên SCO chụp ảnh tại hội nghị thượng đỉnh của tổ chức này vào tháng 9/2013. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu tại cuộc họp Hội đồng các Ngoại trưởng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra ở Dusanbe (Tatjikistan) ngày 31/7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng đã đến lúc thành lập một ngân hàng phát triển trong khuôn khổ của tổ chức này.
Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn lời ông Sergey Lavrov cho biết SCO đã có tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực kinh tế.
Cụ thể, tổ chức này đã khai trương câu lạc bộ năng lượng với sự tham gia của các nước thành viên, quan sát viên và đối tác đối thoại của SCO. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số vấn đề như nhiều lần trì hoãn ký kết dự thảo thỏa thuận hình thành các điều kiện ưu đãi cho vận tải đường bộ quốc tế.
Ông Sergey Lavrov cho biết chuyên gia Nga đang xem xét chương trình thành lập Ngân hàng Phát triển SCO dựa trên cơ sở hoạt động hiệu quả của Ngân hàng Phát triển Á-Âu trong khu vực.
Ngân hàng Phát triển Á-Âu được Nga và Kazakhstan thành lập năm 2006. Hiện ngân hàng này còn có sự tham gia của Armenia, Belarus, Kyrgyzstan và Tajikistan.
SCO bao gồm các nước thành viên Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan và Tajikistan, được thành lập năm 2001 với mục tiêu phát triển quan hệ trong lĩnh vực an ninh và kinh tế./.
Theo vietnamplus.vnCác chủ đề cùng chuyên mục:
- Đồng USD tăng giá trước thềm cuộc họp chính sách của Fed
- Nhân dân tệ vào SDR: Kịch bản bất lợi với kinh tế Việt Nam
- 10 quốc gia Eurozone cam kết áp dụng thuế giao dịch tài chính
- Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chạm "đáy" trong gần 3 năm
- Fed: Hoạt động cho vay tiêu dùng tháng 10/2015 tại Mỹ tăng
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế thay đổi chính sách cho vay với các nước
- Tỷ lệ lạm phát ở Brazil ở mức cao nhất trong vòng 12 năm qua
- Kéo dài cho vay ngoại tệ để sản xuất kinh doanh đến hết quý 1/2016
- Tham gia cơ cấu lại ngân hàng yếu kém được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên mức lãi suất cơ bản