Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ ba trên thế giới, song dệt may Việt vẫn tồn tại nhiều thách thức từ việc đầu ra phụ thuộc quá nhiều vào đối tác bán lẻ nước ngoài, chưa được khách hàng quốc tế biết đến rộng rãi do hầu hết sản phẩm gia công để xuất khẩu. Tuy nhiên có một doanh nhân đã mạnh dạn đặt cho mình câu hỏi: “Vì sao người Việt có thể sản xuất ra các sản phẩm thời trang chất lượng cao cho thương hiệu nước ngoài mà không thể tự sản xuất và kinh doanh với chính thương hiệu của mình? Làm sao để tạo được giá trị thương hiệu cho dệt may Việt?” - Đó là bà Vũ Thị Thu Thuỷ, nhà sáng lập thương hiệu LAMER. Bà và các cộng sự đã mở ra hành trình đầy táo bạo khi tự sản xuất và xây dựng thương hiệu, xuất khẩu và bán lẻ đến tay người dùng cuối các sản phẩm của chính thương hiệu LAMER thông qua TMĐT xuyên biên giới trên Amazon.

Vậy bí quyết của LAMER là gì? Và họ đã tận dụng các công cụ của Amazon để giải bài toán kinh doanh như thế nào?

LAMER đầu tư mạnh mẽ vào khâu phát triển sản phẩm dựa trên thế mạnh sản xuất đầu cuối, tận dụng nguồn lực tay nghề cao từ vùng mũi nhọn dệt may với đội ngũ R&D hơn 40 người, nhằm ứng phó nhanh với thị hiếu khách hàng trên Amazon. Cái bắt tay với Amazon Global Selling đánh dấu nhiều khởi sắc trong kinh doanh cho thương hiệu: chỉ trong 9 tháng đầu kinh doanh trên Amazon, thương hiệu LAMER đã nhận được hơn 2.000 đơn hàng từ khắp nơi trên thế giới. Sau một năm kinh doanh trên Amazon, doanh thu các sản phẩm chủ đạo đã tăng trưởng 250%.
Hãy cùng xem thêm nhiều chia sẻ của các bài học bán hàng thành công trên Amazon để hiểu rõ hành trình vươn ra thế giới thành công của LAMER để tiếp thêm động lực cho nhiều doanh nghiệp Việt chủ động vượt qua rào cản, mạnh dạn vươn ra toàn cầu với thương hiệu riêng.

Các chủ đề cùng chuyên mục: