Những người đi du học về và chấp nhận một mức lương không cao như kỳ vọng, lý do không phải vì họ buông xuôi hay chấp nhận. Đơn giản vì họ biết định giá bản thân cũng như nhìn thấy những giá trị khác trong công việc.
Xem thêm:

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, bỏ ra cả thời thanh xuân của bản thân để tiếp thu tinh hoa ở nước ngoài, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm. Nhưng, thị trường lao động cạnh tranh đầy khốc liệt và biến động không ngừng ở Việt Nam đã như "tạt một gáo nước lạnh" vào những du học sinh Việt. Chuyện gì xảy ra khi du học về nước, bằng cấp này nọ đủ cả mà mức lương vẫn chỉ quanh quẩn 7, 8 triệu đồng/tháng thay vì hàng nghìn USD như kỳ vọng?

Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của một cựu du học sinh Anh Quốc - Lê Phương Thảo - Thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh ngành hàng cao cấp tại Regent’s University London. Học ngành hot, bằng cấp cao nhưng hiện tại, Thảo vẫn chấp nhận làm việc ở một công ty với mức lương khởi điểm không quá cao. Câu chuyện người thật việc thật về mức lương 7 triệu của một du học sinh về nước này sẽ khiến nhiều bạn đang mộng mơ phải thức tỉnh.
Ở nước ngoài đi làm thêm lương 25 triệu, về nước lương khởi điểm 7 triệu/tháng?
Du học về mức lương 7 triệu không làm?
Trở về Việt Nam, mình biết rất nhiều bạn bất mãn với thị trường tuyển dụng cũng như mức lương mà họ nhận được. Lý do thứ nhất, du học sinh yêu cầu nhận mức lương cơ bản cao so với giá trị tiền Việt Nam. Họ lấy quy chuẩn ở nước nào áp vào trong nước. Ví dụ, ở châu Âu, sinh viên Việt Nam có thể dễ dàng nhận được mức lương khoảng 15-25triệu/1 tháng nếu đi làm part-time. Mức lương này tuy chỉ thấp cơ bản, không hề nổi trội tại nước ngoài nhưng lại khá cao so với tưởng tượng của nhiều du học sinh khi so sánh với giá trị tiền của Việt Nam. Đi làm thêm ở bên kia lương 15-25triệu/1 tháng, về nước nhận lương khởi điểm 7 triệu/tháng, không chán nản và bất mãn sao được.
Lý do thứ hai, ai cũng biết, du học là một khoản đầu tư khó và lớn. Chi phí du học nước ngoài không hề rẻ. Đối với nhiều gia đình nó còn là quá sức, vượt qua khỏi tầm kiểm soát và khả năng kinh tế khiến bố mẹ phải vay mượn cho khoản "đầu tư lớn" này.
Chưa kể việc tiếp thu chương trình học và học cho tốt bằng ngôn ngữ thứ hai đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng. "Tôi giỏi hơn, tôi biết nhiều hơn" chính là suy nghĩ thường trực của rất nhiều du học sinh. Đầu tư thì ai mà không mong nhanh chóng hoàn vốn. Chính vì vậy kỳ vọng một mức lương chót vót là điều rất dễ hiểu.
Nói đi du học để trải nghiệm, để học hỏi những cái hay, cái mới nên không nghĩ đến mức lương vội là một "suy nghĩ lý tưởng" nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy được. Nhưng thực tế theo mình thấy, muốn có cơ hội tốt nhất để mở mang kiến thức chính là đi làm. Tuy nhiên làm công việc gì đáng để mở mang, công việc gì không mang lại nhiều kiến thức tinh hoa thì cần hiểu rõ. Mình đã tích lũy kinh nghiệm và ngoại ngữ, chờ lâu và đi đường dài hơn để được lựa chọn làm cho các hãng thời trang lớn như Victoria's Secret chính vì muốn học cách họ quản lý nhân viên, phong thái làm việc chuyên nghiệp, cách tiếp xúc các đối tượng khách hàng khác nhau.