Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 06:37 AM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 7,193
Moody’s xếp hạng sức mạnh tài chính 9 ngân hàng Việt Nam
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN).
Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's Investors Service (Moody's) vừa đưa ra bảng xếp hạng tín nhiệm 9 ngân hàng lớn tại Việt Nam.
Theo đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) trở thành hai ngân hàng có chỉ số sức mạnh tài chính (BFSR) cao nhất trong số 9 ngân hàng.
Moody’s cho biết VietinBank là ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam với thị phần tài sản khoảng 10% vào cuối năm 2013. Việc Chính phủ Việt Nam có khả năng hỗ trợ cao hơn đối với các ngân hàng lớn như VietinBank phản ánh sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô cũng như cán cân thanh toán được cải thiện và sự giảm thiểu các rủi ro bất ngờ từ ngành ngân hàng.
Ngoài ra, chỉ số đánh giá tín dụng cơ bản (BCA-Baseline Credit Assessment) của VIB được tăng lên mức B3 so với Caa1 trước đây. VIB là ngân hàng duy nhất được thăng hạng ở lĩnh vực này trong số 9 ngân hàng thương mại. Song song với việc thăng hạng chỉ số sức mạnh tài chính, Moody’s cũng đã thăng hạng xếp hạng tiền gửi nội tệ và ngoại tệ của VIB từ B3 lên B2.
Bên cạnh đó, Moody's cũng giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VietinBank, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ở mức “B1” và của Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (SHB) ở mức “B3”. Triển vọng của 3 ngân hàng này giữ nguyên ở mức “ổn định”.
Năm ngân hàng khác dù vẫn giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm nhưng được Moody's nâng triển vọng thành 'Tích cực' gồm: Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) ở mức B3./.
Theo vietnamplus.vnCác chủ đề cùng chuyên mục:
- Đồng USD tăng giá trước thềm cuộc họp chính sách của Fed
- Nhân dân tệ vào SDR: Kịch bản bất lợi với kinh tế Việt Nam
- 10 quốc gia Eurozone cam kết áp dụng thuế giao dịch tài chính
- Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chạm "đáy" trong gần 3 năm
- Fed: Hoạt động cho vay tiêu dùng tháng 10/2015 tại Mỹ tăng
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế thay đổi chính sách cho vay với các nước
- Tỷ lệ lạm phát ở Brazil ở mức cao nhất trong vòng 12 năm qua
- Kéo dài cho vay ngoại tệ để sản xuất kinh doanh đến hết quý 1/2016
- Tham gia cơ cấu lại ngân hàng yếu kém được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên mức lãi suất cơ bản