Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sáng chế ra nhiều mác thép chất lượng cao, có thể chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Dần dần, thì nhà thép tiền chế được thay thế cho các công trình sử dụng bê tông cốt thép truyền thống.

Khác với kết cấu của bê tông cốt thép truyền thống sử dụng cốt thép chịu kéo kết hợp với bê tông chịu nén cấu tạo lên các cấu kiện chịu lực chính của công trình. Với kết cấu thép sử dụng hoàn toàn bằng thép làm kết cấu chịu lực tốt (cột thép, dầm thép hình). Tùy vào từng dạng công trình khác nhau, yêu cầu không gian cùng tải trọng... mà sử dụng những hệ kết cấu phù hợp.


1. Dưới đây là những ưu và hạn chế của khung nhà thép tiền chế
Ưu điểm:
• Tiết kiệm chi phí lên đến 35% so với phương pháp xây dựng thông thường., tham khảo giá tại: http://xaylaphanoi.com/bao-gia-nha-k...-tien-che.html
• Tính linh hoạt cao trong quá trình vận chuyển, lắp đặt và bảo trì.
• Có khả năng chịu lực lớn và độ tin cậy cao.
• Tính công nghiệp hóa cao.
• Trọng lượng nhẹ so với các vật liệu khác giúp làm giảm áp lực tải trọng.
• Tiết kiệm nguyên vật liệu phụ (so với các loại nhà cố định truyền thống).
• Lắp dựng đơn giản, nhanh chóng, bất chấp mọi điều kiện thời tiết.
• Tận dụng tối đa diện tích, không gian nhà xưởng, nhà máy.
• Tính đồng bộ cao.
• Dễ mở rộng quy mô.
• Tính kín, không thấm nước.

Hạn chế:
• Chịu lửa kém: Thép không cháy nhưng ở nhiệt độ t= 500 : 600 độ C, thép chuyển sang dẻo, mất khả năng chịu lực, kết cấu bị sụp đỗ dễ dàng. Tuy nhiên các công ty xây nhà thép tiền chế hiện nay đều đã tìm ra giải pháp để khắc phục điều này.
• Giải pháp: Đối với những công trình nguy hiểm về mặt phòng cháy như: kho chất cháy, nhà ở, nhà công cộng, khung thép nhà cao tầng,… thép phải được bọc bằng lớp chịu lửa (bê tông, tấm gốm, sơn phòng lửa…), bên cạnh đó cần chuẩn bị những biện pháp phòng cháy chữa cháy thật tốt.
• Bị ăn mòn, gỉ sét: do đó, các khung nhà thép tiền chế thường được sơn lớp bên ngoài để bảo vệ đồng thời tạo tính thẩm mỹ cho tòa nhà.

2. Các giai đoạn cần thiết để dựng nên một nhà thép tiền chế
Thiết kế: các kiến trúc sư và kỹ sư thiết kế sẽ ngồi lại với nhau để phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp thiết kế cho tòa nhà theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Các bản vẽ kiến trúc cũng như các bản vẽ kết cấu phải đảm bảo được tính an toàn về khả năng chịu lực, tải trọng theo yêu cầu sử dụng, môi trường, mỹ thuật …
Gia công cấu kiện: Đây là giai đoạn quan trong, quyết định đến chất lượng của tòa nhà, do đó, quá trình gia công cần tuân thủ các yêu cầu của bản thiết kế.

• Bước 1: Hàn. Phải luôn luôn đảm bảo được đường hàn phải kín, các tấm thép liên kết chặt chẽ với nhau. Sau khi hàn, cần kiểm tra lại một lần nữa đường hàn bằng mắt thường, đồng thời sử dụng phương pháp siêu âm hoặc thử từ.
• Bước 2: kiểm tra độ cong vênh của kết cấu bằng máy nắn để đảm bảo cấu kiện hoàn chỉnh đúng kỹ thuật.
• Bước 3: Sơn. Sơn phải được phủ bên ngoài kết cấu để tăng tuổi thọ và thời giản sử dụng của khung nhà thép. Có ba lớp sơn phủ, đầu tiên là một lớp sơn để chống gỉ, sau đó là hai lớp sơn phủ bên ngoài. Độ dày của sơn phủ không dưới 80μm.

Lắp ghép hoàn thành ở tại công trình: cần tuân thủ phương pháp lắp dựng để đảm bảo an toàn lao động. Tiến hành lắp ráp từng phần, từng cột và các kèo được lắp trước tiên, sau đó lắp khung thứ hai cho đến khung cuối cùng. Trong suốt quá trình lắp ráp sử dụng cáp để chằng, neo giữ khung đứng vững, không xê dịch.

3. Thành phần cấu tạo chính nhà thép tiền chế:
• Cột nhà: sử dụng thép hình.
• Vì kèo: sử dụng thép hộp
• Mái nhà: sử dụng tôn lợp mái, tấm lợp lấy sáng.
• Sàn nhà: dùng tấm sàn bê tông cốt thép để cách âm.
• Cầu thang, lan can: sử dụng thép ống hoặc thép hình.
• Vách bao che, ngăn phòng: sử dụng tấm cách âm, cách nhiệt.
...
4. Các công trình lớn trên thế giới sử dụng nhà thép tiền chế
Các công trình thường sử dụng loại nhà này bao gồm: nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị, công trình thương mại, nhà cao tầng,…
Tham khảo mẫu nhà thép tại: http://xaylaphanoi.com/cac-mau-nha-l...-dep-nhat.html