Trong thời gian tới, 4 khu vực phía Đông Hà Nội bao gồm: Long Biên, Yên Viên, Gia Lâm và Đông Anh sẽ tạo thành khu trung tâm mới của thành phố. Từ đó góp phần làm cho thị trường bất động sản ở những khu vực này có bước chuyển biến mạnh mẽ, thu hút lượng lớn cư dân đến sinh sống.

Xem thêm: Mua nhà chung cư trả góp tại Hà Nội cần những thủ tục gì?

Bức tranh bất động sản phía Đông Hà Nội
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực: Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên và Long Biên, hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình thấp tầng.
Việc này cũng nhằm giảm tải dân số trong khu vực nội đô từ 1,26 triệu dân xuống còn 0,8 triệu dân theo Quyết định đã ban hành vào năm 2011. Trước thông tin này, giới chuyên gia bất động sản nhận định, 4 khu vực này sẽ bứt phá và có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Với quỹ đất rộng, hạ tầng ngày càng hoàn thiện… khiến cho những khu vực này ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư lớn. Trên thực tế, không phải bây giờ khu vực phía Đông Hà Nội mới lọt “mắt xanh” của các nhà đầu tư. Trước đó, cuối năm 2017, sau khi Hà Nội công bố thông tin sẽ quy hoạch 4 cây cầu mới bắc qua sông Hồng và sông Đuống đã dự báo được những tiềm năng bất động sản ở khu vực này.
Nhận định về vấn đề này, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: “Nếu quy hoạch các khu đô thị hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ ở 4 khu vực phía Đông Hà Nội này thì chắc chắn thời gian tới thị trường bất động sản những khu vực này sẽ sôi động, thu hút nhiều nhà đầu tư và có khả năng sinh lời cao trong một vài năm tới.
Những phân tích của các chuyên gia không phải không có căn cứ. Khi thị trường bất động sản ở khu vực này bắt đầu cũng đã có những tín hiệu vui. Phải kể đến một số dự án như: Tập đoàn Him Lam với quỹ đất 20ha được xây dựng tại Dương Xá (Gia Lâm), 320ha đất tại các phường Long Biên và Cự Khối.
Ngoài ra một số chủ đầu tư tên tuổi khác như: Vingroup, Sun Group, TNR, MIK Group, Eurowindow, Sunshine Group…. Cũng đang cấp tập đầu tư tại đây. Do đó sự bùng nổ các dự án sẽ ngày càng rõ, cùng với đó là sự cạnh tranh từ lớn từ phía các chủ đầu tư. Bức tranh bất động sản vì thế cũng thêm phần hấp dẫn và sôi động.
Không nên đầu tư theo kiểu “Ăn xổi ở thì”
Tuy nhiên bất động sản chưa bao giờ là thị trường đầu tư dễ dàng, nếu người kinh doanh không nắm vững được những kiến thức nền tảng sẽ rất dễ bị cuốn vào những biến động, vòng xoáy của thị trường.
Thông thường, trước những thông tin một khu vực đang chuẩn bị tung dự án khủng, các doanh nghiệp môi giới nhà đất sẽ đón lõng và tạo nên những cơn sốt đất. Nếu người mua không tỉnh táo, đổ xô đi mua theo tâm lý đám đông sẽ rất dễ bị lừa.
Theo đó, để tránh bị “sập bẫy” môi giới cò đất, các nhà đầu tư khi mua cần xem xét kỹ đến các yếu tố khác như: sổ đỏ, giấy phép xây dựng, giá cả và khả năng tài chính. Chỉ khi cân đối được các yếu tố này mới nên quyết định có mua hay không?!
khi muốn mua đất cần phải quan tâm đến yếu tố nền đất đó có sổ đỏ đất ở và có đủ điều kiện xin giấy phép xây dựng hoặc bên bán đưa ra cam kết sẽ xin được giấy phép xây dựng hay không. Đặc biệt, giá cả phù hợp với khả năng tài chính của từng khách hàng thì lúc đó có thể quyết định xuống tiền mua để xây dựng nhà ở hoặc đầu tư.
Lý thuyết là vậy nhưng trên thực tế, thách thức lớn nhất hiện nay đối với việc phát triển các đô thị ngoại thành là tình trạng đô thị hóa tự phát. Do đó, các cơ quan nhà nước cần khắc phục phương thức quản lý quy hoạch, cố gắng tập trung mọi nguồn lực vào phát triển hoàn chỉnh và nhanh gọn các khu đô thị mới được vẽ ra tại các 4 khu vực trên.
Nếu có thể, sớm chuyển huyện Đông Anh, hay ít nhất là 4 phân khu từ N5 đến N8 thành quận để tạo điều kiện thuận lợi triển khai dự án khu đô thị Nhật Tân – Nội Bài, phát triển hệ thống hạ tầng nhanh gọn.

Nguồn: https://tapchidiaoc.org/cua-ngo-phia...ac-chu-dau-tu/