Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 06:29 AM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 7,193
Kiều hối Philippines vượt mốc 2 tỷ USD trong tháng Tám
Ảnh minh họa. (Nguồn: ibtimes.co.uk)
BSP, Ngân hàng Trung ương Philippines cho biết, lượng tiền của người lao động Philippines ở nước ngoài chuyển về nước trong tháng 8/2014 tiếp tục tăng cao, đạt 2,27 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng tiền chuyển về nước trong tháng Tám đã góp phần nâng tổng số kiều hối trong tám tháng đầu năm 2014 lên 17,23 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2013. Tiền gửi về nước của người lao động trên đất liền đạt 11,8 tỷ USD và những người lao động trên biển đạt 3,7 tỷ USD, tăng tương ứng 5,2% và 8%.
Nguồn kiều hối trong giai đoạn này chủ yếu là từ Mỹ, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Vương quốc Anh, Singapore, Nhật Bản, Canada và Hong Kong.
Theo BSP, lượng kiều hối gia tăng là do nhu cầu mạnh mẽ của các nước đối với người lao động Philippines có tay nghề cao và chuyên nghiệp.
BSP trích dẫn số liệu từ Cục Quản lý lao động ngoài nước Philippines cho biết, tính đến hết tháng 8/2014, Cục đã nhận được gần 619.400 đơn yêu cầu, với hơn 1/3 trong số đó là thuộc các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và các loại công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Qatar và Đài Loan (Trung Quốc).
Kiều hối, đóng góp gần 1/10 GDP của Philippines, có vai trò quan trọng hỗ trợ tiêu dùng trong nước và là nguồn thúc đẩy sự phát triển của các ngành du lịch, bất động sản, ngân hàng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, bán lẻ và các ngành khác.
Với gần 10 triệu người Philippines lao động ở nước ngoài, BSP dự kiến lượng kiều hối gửi về nước sẽ tăng 5% trong năm nay, so với mức 22,97 tỷ USD của năm ngoái./.
Theo vietnamplus.vnCác chủ đề cùng chuyên mục:
- Đồng USD tăng giá trước thềm cuộc họp chính sách của Fed
- Nhân dân tệ vào SDR: Kịch bản bất lợi với kinh tế Việt Nam
- 10 quốc gia Eurozone cam kết áp dụng thuế giao dịch tài chính
- Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chạm "đáy" trong gần 3 năm
- Fed: Hoạt động cho vay tiêu dùng tháng 10/2015 tại Mỹ tăng
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế thay đổi chính sách cho vay với các nước
- Tỷ lệ lạm phát ở Brazil ở mức cao nhất trong vòng 12 năm qua
- Kéo dài cho vay ngoại tệ để sản xuất kinh doanh đến hết quý 1/2016
- Tham gia cơ cấu lại ngân hàng yếu kém được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên mức lãi suất cơ bản