Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 06:25 AM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 7,193
IMF cảnh báo nguy cơ với các nước vùng Vịnh nếu giá dầu xuống thấp
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Christine Lagarde đã đưa ra cảnh báo nếu tình trạng giá dầu giảm tiếp tục kéo dài, các quốc gia vùng Vịnh phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu dầu mỏ sẽ đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách.
Theo bà Lagarde, việc giá dầu giảm 25 USD/thùng sẽ khiến nguồn thu của hầu hết các nước vùng Vịnh giảm nhiều, đồng thời đầy nhiều quốc gia vào tình trạng thâm hụt ngân sách.
Năm 2013, GDP của các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) - gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất - đạt 1.640 tỷ USD.
Dự kiến, trong năm nay, GDP của sáu quốc gia này sẽ giảm khoảng 130 tỷ USD.
Kể từ tháng 6/2014 đến nay, giá dầu đã giảm khoảng 25%, do tình trạng dư thừa nguồn cung, nhu cầu yếu và triển vọng “ảm đạm” của kinh tế toàn cầu.
Phiên 24/10, giá dầu ngọt nhẹ New York giảm xuống khoảng 81 USD/thùng.
Trước tình hình này, bà Lagarde kêu gọi các nước GCC cần thực hiện các chương trình cải cách và tập trung vào củng cố hệ thống tài chính.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Kuwait, Anas al-Saleh, đã thúc giục các nước vùng Vịnh tiến hành những biện pháp đối phó với tình trạng chi tiêu công gia tăng, cũng như nỗ lực thúc đẩy vai trò của khu vực tư nhân.
Theo ông Saleh, thực hiện cải cách toàn diện, đa dạng hóa nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ là những bước đi cần thiết đối với các nước vùng Vịnh trong bối cảnh hiện nay.
Được hưởng lợi từ mức giá dầu cao trong hơn một thập niên, các nước GCC đã gây dựng một nguồn dự trữ trị giá ước tính 2.450 tỷ USD./.
Theo vietnamplus.vnCác chủ đề cùng chuyên mục:
- Đồng USD tăng giá trước thềm cuộc họp chính sách của Fed
- Nhân dân tệ vào SDR: Kịch bản bất lợi với kinh tế Việt Nam
- 10 quốc gia Eurozone cam kết áp dụng thuế giao dịch tài chính
- Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chạm "đáy" trong gần 3 năm
- Fed: Hoạt động cho vay tiêu dùng tháng 10/2015 tại Mỹ tăng
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế thay đổi chính sách cho vay với các nước
- Tỷ lệ lạm phát ở Brazil ở mức cao nhất trong vòng 12 năm qua
- Kéo dài cho vay ngoại tệ để sản xuất kinh doanh đến hết quý 1/2016
- Tham gia cơ cấu lại ngân hàng yếu kém được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên mức lãi suất cơ bản