Rà soát mới nhất cho thấy, TP Hà Nội mới trả nợ đất dịch vụ cho khoảng 16.852 hộ dân, đạt 21,7% tổng nhu cầu. Đáng chú ý, một số quận, huyện, sau nhiều năm được thành phố giao nhiệm vụ, tới nay vẫn chưa giao được thửa đất dịch vụ nào cho dân. Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ông Nguyễn Minh Mười cho biết, theo thống kê, tổng diện tích đất tại dự án alibaba an phước bị thu hồi, đủ điều kiện được giao đất dịch vụ trên địa bàn thành phố là 7.741,48 ha. Trong đó, tổng nhu cầu đất dịch vụ phải giao là 854,81 ha, với tổng số hộ có nhu cầu đất dịch vụ là 77.526 hộ. Tuy nhiên, đến hết quý I-2014, chính quyền mới giao được 78,76 ha đất dịch vụ cho 16.852 hộ dân, đạt tỷ lệ 21,7% tổng nhu cầu, tính cả 4.430 hộ dân được huyện Mê Linh trả đất dịch vụ bằng tiền.


Đại diện Sở TN-MT thừa nhận, công tác giao đất nền giá rẻ còn chưa đáp ứng được yêu cầu theo kế hoạch. Trong khi một số quận, huyện đạt kết quả thực hiện khá như Đan Phượng đạt 76,5%, Thường Tín 61%, Phúc Thọ 43%, quận Hà Đông đạt khoảng 35,4%... thì còn nhiều nơi chưa giao được đất cho hộ dân nào như Thạch Thất, Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm...Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh rất băn khoăn: “Cùng một thành phố, cùng cơ chế, chính sách, vì sao có nơi làm tốt, giao được nhiều đất dịch vụ cho dân trong khi những nơi khác lại trì trệ như vậy? Các quận, huyện sao không học hỏi giải pháp của nhau để cùng làm tốt?”.

“Tại những khu vực xa trung tâm như ở Mê Linh cũng ít có khách hàng quan tâm, giao dịch vẫn chậm, mỗi tháng chỉ có khoảng 2-3 giao dịch. Kể từ ngày Thông tư 20 có hiệu lực, cho phép phân lô bán nền tại một số khu vực thì tại Hà Nội vẫn chưa có thêm dự án mới “bung” ra thị trường. Hiện, khách hàng giao dịch tại sàn chúng tôi chủ yếu quan tâm đến phân khúc chung cư, có tới 90% giao dịch đối với khách hàng hỏi mua căn hộ chung cư, chỉ có khoảng 10% giao dịch với khách hỏi mua đất nền”, ông Quỳnh cho hay.

Phân khúc đất nền hiện chưa thấy có dấu hiệu tích cực nào, tuy nhiên mức giảm giá đang chững lạị. Phân khúc đất nền biệt thự, liền kề vẫn nằm ở mức giá ngoài khả năng thu nhập của hầu hết người dân. Do đó, nhìn vào mức thu nhập, mức chi tiêu của đa số người dân thì sức mua cũng không thể tăng đột biến trong thời gian tới. Yêu cầu tăng tốc chuẩn bị đất dịch vụ, ông Vũ Hồng Khanh chỉ đạo các quận, huyện, thị xã rà soát ngay lại kế hoạch giao đất dịch vụ. TP sẽ tổ chức một tổ chuyên trách để giúp các đơn vị tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. TP cũng đồng ý với kiến nghị về việc đơn vị nào thừa đất đấu giá cho chuyển sang đất dịch vụ. Ông Vũ Hồng Khanh lưu ý: “TP sẽ tạo điều kiện hết mức theo đúng quy định của pháp luật, các sở ngành thấy còn nội dung gì phân cấp được cho quận, huyện thì phân cấp nốt. Tuy nhiên, các đơn vị phải làm quyết liệt, chứ cứ ngồi đó kêu khó là không thể chấp nhận được...”.

Vướng mắc cơ bản được Sở TN-MT chỉ ra là quá trình điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và các quy hoạch phân khu, một số khu đất dịch vụ tại các xã Vân Canh, La Phù, An Khánh, Kim Chung (huyện Hoài Đức) đã GPMB, đang xây dựng hạ tầng nhưng lại không phù hợp quy hoạch chung, quy hoạch phân khu. Thêm vào đó, kinh phí xây dựng hạ tầng các khu đất dịch vụ rất lớn, vượt khả năng cân đối của TP và các quận huyện. Sở TN-MT cũng phản ánh, nhiều địa phương chưa thực sự vào cuộc. Một số huyện (Quốc Oai, Ba Vì, Thanh Trì, Gia Lâm...) đã có quỹ đất nhưng chưa giao đất cho dân.

Ông Vũ Hồng Khanh thúc giục các quận, huyện: “Phải làm rõ vì sao chậm, để tháo gỡ ngay. Do cơ chế, chính sách hay do cán bộ thờ ơ, không làm quyết liệt? Chúng ta phải biết sốt ruột chứ, dân chờ lâu lắm rồi... sao có thể cứ hứa mãi mà không trả”. Là đơn vị chưa giao được thửa đất dịch vụ nào cho dân, đại diện UBND huyện Thạch Thất cho biết, số diện tích đất dịch vụ huyện phải trả cho hơn 7 nghìn hộ dân là khoảng 60 ha. Một trong những lý do khiến huyện chưa giao được thửa nào là khi thời điểm đất có giá, một số hộ dân đã bán diện tích đất dịch vụ cho đối tượng khác. Do đó, thời gian làm công tác xét duyệt lâu hơn rất nhiều. Hiện nay, huyện đã xét xong cho hơn 1.000 hộ dân và đang tổ chức công khai danh sách cho người dân biết.

Dù nhiều lô đất nền được rao bán với giá cắt lỗ, khá rẻ chỉ hơn 5 triệu đồng mỗi mét, thế nhưng thị trường vẫn hiếm có giao dịch thành công khi người mua nhà lại chỉ quan tâm tới phân khúc chung cư…

Anh Hải Nam, một nhân viên môi giới nhà đất cho hay: phân khúc thị trường đất nền nằm trong các dự án vẫn đang vô cùng trầm lắng, không biết bao giờ mới “sôi” trở lại. Theo anh Nam, khá nhiều khách đã gửi anh rao bán lại đất nền dự án nhưng nhiều tháng nay không có mấy khách hàng hỏi mua. Đa số khách hàng có nhu cầu mua đất chỉ quan tâm đến những lô đất nhỏ lẻ trong khu dân cư. Dù giá có đắt hơn chút nhưng người mua lại quan tâm đến đất thổ cư hơn là đất dự án bởi khách hàng không muốn bị ép tiến độ, quy cách, diện tích xây dựng theo quy hoạch đã duyệt.

Mặc dù việc cho phép phân lô bán nền trở lại tại một số khu vực đã có hiệu lực từ ngày 5/1, thế nhưng đến nay phân khúc này khá trầm lắng, ế ẩm. Theo khảo sát của PV Infonet, trên thị trường Hà Nội hiện nay đất nền được rao bán với mức giá khá rẻ, nhất là những khu vực xa trung tâm Hà Nội. Đơn cử, chính chủ một lô đất liền kề dự án khu đô thị Cienco 5 Mê Linh (Hà Nội) đang rao bán 100m2, mặt tiền 5m, mức giá 7 triệu đồng/m2, nếu khách mua thì có thể xây dựng được ngay.

Trao đổi với PV Infonet, ông Lê Ngọc Quỳnh, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản 24h cho biết: Phân khúc đất nền hiện cũng chỉ túc tắc có giao dịch, chủ yếu là tại những dự án mới chào bán, như dự án Ao Sào ở Hoàng Mai, có mức giá trên 20 triệu đồng/m2. Ngoài ra, mặc dù việc cho phép phân lô bán nền trở lại từ đầu tháng 1 năm nay nhưng đây chỉ là điều kiện hỗ trợ thôi, không phải là yếu tố quyết định. Vì thế, nhu cầu đầu tư và nhu cầu sử dụng, khả năng cung ứng của thị trường mới là những yếu tố quyết định giao dịch trên thị trường.