Mẹ có bao giờ thắc mắc là bé nhà mình đã cân đối hay chưa? Cân nặng, chiều cao có hợp lý hay chưa chưa? Theo chuẩn của WHO, bé 13 tháng tuổi cần có cân nặng trung bình 9,5kg và chiều cao trung bình là 75,2 cm. Bé nhà mình đã đủ tiêu chuẩn chưa? Nếu chưa mẹ nãy xem lại chế độ dinh dưỡng của bé 13 tháng tuổi ngay nhé!

Thói quen ăn uống của trẻ 13 tháng tuổi

Nếu bé giảm hào hứng với chuyện ăn uống ở giai đoạn 13 tháng tuổi, mẹ đừng quá ngạc nhiên nhé. Các bé 13 tháng tuổi thường ăn ít đi và đột ngột trở nên kén chọn. Do bé hiếu động hơn, lo tìm hiểu cuộc sống và không còn hứng thú với việc ăn nữa là hoàn toàn dễ hiểu.



Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 13 tháng tuổii

Đừng cố ép bé ăn thêm. Thay vào đó nên để khẩu vị của bé lựa chọn những món bé muốn ăn.

Duy trì sự đa dạng những món ăn bổ dưỡng trong mỗi bữa cho bé, đừng khến trẻ ngán ngẫm và ám ảnh khi ăn, sẽ dần tạo cảm giác biếng ăn trong trẻ. Tránh nghĩ rằng bé không ăn đủ nên cho bé ăn nhiều đồ ăn ngọt hoặc những thứ không bồi bổ cơ thể. Thức ăn ngọ làm tăng lượng đường trong bé, rất có hại, khiến bé no ngang và không muốn ăn bữa chính nữa.

Chế độ dinh dưỡng cần thiết ở trẻ 13 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong một ngày. Mẹ có thể theo dõi tháp dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý cho trẻ.

Bổ sung thêm cho trẻ nhiều hoa quả tươi theo sở thích của trẻ, rau xanh, nước ép hoa quả, sữa chua… để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và hấp thụ được nhiều vitamin hơn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý khi chọn hoa quả, rau xanh cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh gây bệnh cho trẻ.



Chế độ ăn uống hợp lý dành cho bé 13 tháng tuổi

Ngoài chế độ ăn hợp lý, mẹ cần chú ý cho trẻ uống đầy đủ sữa khoảng 500ml/ ngày bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức. Nếu trẻ được 13 tháng tuổi mà vẫn chưa đi được, nghi ngờ trẻ đang có các dấu hiệu của thiếu canxi, còi xương. Mẹ có thể bổ sung thêm vitamin D tiếp tục cho con, mỗi ngày 2 - 4 giọt, đồng thời cho trẻ tắm nắng hàng ngày vào thời gian 7 - 9h sáng.

Thực đơn cho trẻ 13 tháng tuổi:

6h: bú mẹ

8h: cháo thịt heo (gà/bò/trứng) + tráng miệng trái cây

10h: bú mẹ

12h: cháo trứng(cua/tôm/bò) + tráng miệng trái cây

15h: bú mẹ

16h: Nước cam (5g đường/100g nước cam)

18h: Cháo cá (đậu xanh bí đỏ/gà/gan heo) + tráng miệng trái cây

20h: 1 viên phô mai (Yagourt/váng sữa)

21h: bú mẹ
Nguồn: http://tamshop.vn/

Có thể bạn muốn xem:

-Cách chữa cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
-Thuốc trị bệnh chàm ở trẻ em
-Làm gì khi trẻ bị ngộ độc thức ăn
-Hóc dị vật ở trẻ em