“Nấm móng” là một bệnh da liễu phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi, bất kỳ đối tượng nào. Do đặc điểm thời tiết, khí hậu nước ta nóng ẩm quanh năm đã tạo điều kiện cho nhiều loại vi nấm sinh trưởng và phát triển gây bệnh. Tìm hiểu nấm móng là bệnh gì trong bài viết sau đây sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức về căn bệnh này.

Nấm móng là bệnh khá phổ biến thường gặp ở những người làm việc chân tay trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém, nước bẩn, hóa chất độc hại. Bệnh nhiễm trùng nấm móng có thể xảy ra ở một hoặc nhiều móng chân, tay. Thông thường khi bị nấm móng, các móng chân, tay bị phá hủy dẫn tới xấu xí, mưng mủ hoặc nhiễm trùng.

Nấm móng là bệnh thường gặp ở những người hay phải tiếp xúc với nước, hóa chất độc hại…

Nấm móng là bệnh khó chữa trị dứt điểm và nhiễm trùng có thể tái diễn khiến bệnh kéo dài dai dẳng. Bệnh nấm móng sẽ gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế người bệnh cần tìm tới các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Da liễu để được điều trị đúng phương pháp.

Để điều trị bệnh nấm móng hiệu quả, cần phải xác đinh chính xác loại nấm gây bệnh. Tới các bệnh viện chuyên môn, bác sĩ sẽ cạo một ít bột ở vùng mòng bị bệnh rồi đem soi dưới kính hiển vi. Hoặc có thể dùng bột móng mủn đem nuôi cấy nhằm phát hiện loại nấm gây bệnh. Qua xác định rõ vi nấm gây bệnh nấm móng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều tị phù hợp.

Các loại thuốc bôi và thuốc uống được sử dụng để chữa bệnh nấm móng. Thuốc bôi ngoài da như Canesten, BSI, Ketoconazol sẽ giúp hạn chế sự tiến triển của vi nấm gây bệnh trên móng. Trường hợp bệnh nấm móng nặng thì cần phải sử dụng kết hợp cả thuốc điều trị ngoài da và thuốc uống toàn thân.

Nấm móng là bệnh khó chữa trị dứt điểm và rất hay tái phát nên cần phải tuân thủ theo đúng thuốc của bác sĩ da liễu

Theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu, người bệnh không nên chủ quan với tình trạng bệnh của mình, cần đi khám và điều trị sớm ngay từ khi có biểu hiện khác lạ ở móng chân, tay. Bệnh nấm móng nếu để lâu ngày có thể lây bệnh sang các móng khác. Việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp và kéo dài hơn khi chữa nấm móng ở giai đoạn muộn.

Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn về đơn thuốc, liều lượng và thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời có chế độ chăm sóc da, móng tay, chân phù hợp trong khi và sau khi điều trị nấm móng sẽ giúp cải thiện sớm tình trạng bệnh, tránh nguy cơ tái phát.

Người bệnh cần chú ý hạn chế ngâm chân, tay với nước để tránh móng ẩm khiến tốc độ mủn nhanh chóng.

Cần bảo vệ và chăm sóc da tay trong và sau khi điều trị nấm móng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tái phát

Khi làm việc với hóa chất, nước tẩy rửa, xà phòng cần đeo găng tay bảo hộ. Sử dụng dụng cụ bảo hộ sẽ giúp nước bẩn, hóa chất không tiếp xúc vào móng, ảnh hưởng tới quá trình điều trị.

Ngoài ra, người bệnh nấm móng cần theo dõi tình trạng bệnh, nên đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh nấm móng phù hợp, giúp loại bỏ sớm bệnh.

Để tìm hiểu thêm nấm móng là bệnh gì, mời độc giả liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Email: contact@thucuchospital.vn

Liên hệ khám chữa bệnh: 04.383.55555 hoặc 1900 558896

Hotline: 0904 97 0909

Website:www.benhdalieu.vn