Có nghĩa là Bác sĩ phẫu thuật Nâng mũi bằng sụn tự thân sẽ rạch một đường nhỏ ở lỗ mũi và bóc tách khoang để đưa sụn mũi nhân tạo vào. Phương pháp này gọn nhẹ nhưng một số trường hợp sử dụng sụn nhân tạo quá cứng hay đầu mũi quá nhỏ, quá ngắn hoặc da quá mỏng thì phần chóp mũi của sụn nhân tạo sẽ bị lộ dưới da gây hiện tượng đầu mũi nhọn hoặc bóng đỏ da đầu mũi, thậm chí những sụn mũi quá cứng có thể đâm thủng ra da. Để khắc phục bớt những hiện tượng trên, một số Bác sĩ sử dụng sụn mũi nhân tạo dạng 2 khấc có nghĩa là phần thân mũi là một loại chất liệu và phần chóp mũi là loại chất liệu khác mềm hơn). Nhưng cho dù là sụn mũi 2 khấc nếu Bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm trong việc gọt sụn này thì cũng không thể kiến tạo được dáng mũi đẹp. Một số trường hợp phần đầu chóp mũi vẫn bị lộ, nhọn, da đầu mũi vẫn căng bóng.

Phương pháp nâng mũi bọc sụn ra đời tiếp sau đó như một cứu cánh. Nó được phát minh cũng như thực hiện đầu tiên ở Hàn Quốc nên còn được gọi là Nâng mũi bọc sụn Hàn Quốc. Nhưng thật ra thì cách làm ở Hàn Quốc và Việt Nam không hoàn toàn giống nhau. Tại Việt Nam, phương pháp nâng mũi bọc sụn có nghĩa là phần thân mũi sẽ được nâng bằng sụn nhân tạo, còn phần đầu chóp mũi sẽ được sử dụng bằng chất liệu sụn tự thân. Phần sụn này có thể được lấy từ sụn sườn, sụn vành tai, sụn bình tai hoặc sụn vách ngăn của mũi nhưng thường nhất là lấy sụn vành tai hoặc sụn vách ngăn mũi.

Xem thêm:

>>> Sửa mũi có đau không

Theo quan điểm của phương pháp này thì phần sụn tự thân sẽ giúp cho đầu chóp mũi bớt hiện tượng nhọn hoặc căng bóng đỏ vì đầy là phần cơ thể của mình. Nhưng thật ra đó chỉ là quan điểm về mặt lý thuyết, trên thực tế lại không hẳn như thế. Nếu Bác sĩ phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm kết hợp với mũi đủ dài và da mũi đủ dày thì trong thời gian đầu cũng có thể có chiếc mũi tương đối hoàn hảo. Nhưng càng về sau ( khoảng từ 3- 5 năm) sẽ dần bọc lộ những khuyết điểm. Thường gặp nhất là hiện tượng đầu mũi bị ngắn dần do phần sụn tự thân ở đầu chóp mũi chỉ là một miếng nhỏ nên sẽ bị hấp thu dần dần. Bên cạnh đó phương pháp nâng mũi bọc sụn cũng có những hạn chế hay nói cách khác là những biến chứng gần mà các Bác sĩ cũng như quý khách hàng cần nên cân nhắc và theo dõi kỹ để có thể xử trí kịp thời và đúng cách.

- Biến dạng lỗ tai: do Bác sĩ lấy sụn vành tai quá nhiều hoặc không đúng cách.

- Hoại tử sụn vành tai: do kỹ thuật lấy sụn không đúng cách hoặc cầm máu không kĩ và không được theo dõi sát cũng như xử trí kịp thời.

- Lộ sụn tự thân: biến chứng này gặp ở 20-30% trường hợp. Một khi sụn tự thân lộ ra da thì nó trầm trọng hơn cả trường hợp lộ sụn nhân tạo. Bởi vì miếng sụn tự thân sẽ cơi mỏng da đầu mũi như miếng móng tay trông rất mất thẩm mỹ, và nó ăn sâu vào da vùng mũi nên việc lấy ra khó hơn lấy sụn nhân tạo rất nhiều lần. Xử trí trường hợp này đòi hỏi Bác sĩ Nâng mũi cho nam phải có nhiều kinh nghiêm, tỉ mỉ và kiên nhẫn; nếu không sẽ dễ làm thủng da mũi tạo sẹo đầu mũi rất xấu và khó xử trí về sau ( do hiện tượng co kéo da đầu mũi). Đôi khi phải sử dụng dụng cụ chuyên biệt để bấm nhỏ và lấy dần sụn tự thân ra rất phức tạp.

Các chủ đề cùng chuyên mục: