Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 07:27 AM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 7,193
Năm 2014, Vietcombank sẽ bán 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC
Giao dịch tại Vietcombank. (Nguồn: TTXVN).
Trong năm 2014, Vietcombank đặt mục tiêu khống chế nợ xấu ở mức 2,73% và dự kiến bán 1.000 tỷ nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC).
Đó là thông tin được Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Đại hội cổ đông thường niên lần thứ 7 được tổ chức tại Hà Nội ngày 23/4.
Theo ông Bình, trong năm nay Vietcombank chủ trương sẽ tiếp tục thoái vốn tại các ngân hàng khác theo đúng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
'Hiện Ngân hàng vẫn còn đầu tư và nắm giữ cổ phần tại một số ngân hàng như Eximbank, MB, Saigon Bank... Tuy nhiên, không phải Ngân hàng muốn thoái là thoái được ngay vì vẫn phải theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng chắc chắn khi thị trường cho phép, Vietcombank sẽ thoái, chỉ giữ lại vốn ở những ngân hàng tốt như MB, Eximbank, còn những đơn vị khác Ngân hàng sẽ thoái vốn để đầu tư cho hiệu quả,' ông Bình khẳng định.
Liên quan đến vấn đề mua bán sáp nhập (M&A) mà một số cổ đông thắc mắc, Chủ tịch Nguyễn Hòa Bình chia sẻ: 'M&A chắc chắn xảy ra, phải xảy ra và phải có nó để tăng trưởng. Tuy nhiên quá trình tìm kiếm đối tác phù hợp thì lại không theo ý muốn và có thể nói là chưa định được thời gian.'
Người đứng đầu Ngân hàng này cũng cho biết sẽ không thể tiết lộ cụ thể dù có nhiều đồn đoán và đây cũng là cách mà ngân hàng này áp dụng với thương vụ tìm kiếm đối tác chiến lược là Mizuho năm 2011.
Ông Bình cho biết thêm, Vietcombank hiện đã có sự chuẩn bị về vốn, về cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị cho việc này. Hiện Hội đồng quản trị của Vietcombank mới có 9 thành viên trong khi theo Luật, tối đa có thể lên 11, như vậy 'room' vẫn còn. Ngoài ra, đợt này Ngân hàng cũng tăng vốn để sẵn sàng chuẩn bị cho M&A khi có điều kiện.
Cũng tại Đại hội, các cổ đông đã nhất trí thông qua phương án sẽ tăng vốn điều lệ thêm 3.476 tỷ đồng, tương đương 15% vốn điều lệ trong năm 2014. Vốn điều lệ dự kiến sau tăng là 26.650 tỷ đồng.
Việc tăng vốn sẽ được thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu của Vietcombank với tỷ lệ 15%. Cổ đông sở hữu 100 cổ phần sẽ được nhận cổ phiếu thưởng là 15 cổ phần.
Thời điểm thực hiện dự kiến trong quý 2/2014, dự kiến niêm yết bổ sung trong tháng 8/2014.
Năm 2014, Ngân hàng đặt kế hoạch tăng tổng tài sản 11% lên 520.583 tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 13% lên 309.975 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro sẽ tăng 13,35% lên 10.500 tỷ đồng (trong đó lợi nhuận trước thuế kế hoạch năm 2014 là 5.500 tỷ đồng, giảm 4,23%).
Do lợi nhuận dự kiến sụt giảm, Hội đồng quản trị đề xuất chi trả cổ tức theo tỷ lệ 10%, giảm so với con số 12% năm 2013.
Bên cạnh đó, năm 2014, Vietcombank cũng dự định sẽ mở thêm 16 chi nhánh giao dịch, xây dựng đề án lập Công ty tín dụng tiêu dùng và các điều kiện mở chi nhánh ở Myanmar và Lào./.
Theo vietnamplus.vnCác chủ đề cùng chuyên mục:
- Đồng USD tăng giá trước thềm cuộc họp chính sách của Fed
- Nhân dân tệ vào SDR: Kịch bản bất lợi với kinh tế Việt Nam
- 10 quốc gia Eurozone cam kết áp dụng thuế giao dịch tài chính
- Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chạm "đáy" trong gần 3 năm
- Fed: Hoạt động cho vay tiêu dùng tháng 10/2015 tại Mỹ tăng
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế thay đổi chính sách cho vay với các nước
- Tỷ lệ lạm phát ở Brazil ở mức cao nhất trong vòng 12 năm qua
- Kéo dài cho vay ngoại tệ để sản xuất kinh doanh đến hết quý 1/2016
- Tham gia cơ cấu lại ngân hàng yếu kém được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên mức lãi suất cơ bản